Tin tức

Bí quyết

Đối phó với đồng nghiệp..." chơi xấu " !
Cập nhật: 07:55:16 | 26-02-2012

 Trong công sở luôn tồn tại những quan hệ phức tạp mà bạn không thể lường hết được. Có những người bạn rất quý mến, tin tưởng nhưng chính họ là người khiến bạn phải thất vọng.

 

 

 

 

Thực tế, những trường hợp như vậy không phải là ít. Nếu bạn gặp phải đồng nghiệp "chơi xấu", bạn cũng không nên thất vọng. Bạn hãy tỉnh táo và tìm cho mình cách đối phó hợp lý để đảm bảo công việc và không ảnh hưởng đến quan hệ chung.


Dưới đây là một số cách giúp bạn xử trí khi gặp đồng nghiệp “xấu tính”:

Nói chuyện trực tiếp


Khi biết được ý đồ xấu của đồng nghiệp, bạn không nên vội tức giận hay cãi nhau giữa văn phòng. Cách làm này khiến mọi người sẽ có cách nhìn không hay về bạn. Bạn cũng không nên im lặng, ngoài mặt giả vờ không biết nhưng đằng sau tìm cách trả thù. Đó không phải là những cách lựa chọn khôn ngoan, vì nó có thể gây ra hậu quả khó lường.

Cách tốt nhất là bạn nên gặp trực tiếp và nói chuyện với người đông nghiệp đó. Bạn hãy nói rõ những điều bạn biết và những điều đang xảy ra. Bạn nói rõ ảnh hưởng của việc làm của người đồng nghiệp đó.

Để có kết quả tốt, bạn hãy bình tĩnh để nói chuyện, không nên làm chuyện thêm phức tạp, vì dù sao họ cũng là đồng nghiệp của bạn. Cách tốt nhất là để họ tự hiểu và thay đổi hành vi của mình.

Quan tâm đến công việc của chính mình

Khi biết đồng nghiệp có ý đồ xấu, bạn muốn mọi việc trắng đen, rõ ràng. Tuy nhiên, không nhất thiết việc gì cũng phải làm rõ ngay. Điều cần nhất là công việc hiệu quả và suôn sẻ. Vì vậy, đôi khi bạn không nên lãng phí thời gian để làm thay đổi cách nghĩ của họ về bạn.

Cũng có thể, đồng nghiệp này từng có mâu thuẫn với bạn, nhưng lúc này, bạn cũng đừng "khơi" ra làm gì. Hãy coi đó là vấn đề cá nhân, nếu có thể thì hãy giải quyết ngoài văn phòng.

Thay vào đó, bạn cần tập trung vào công việc, lấy kết quả và những ảnh hưởng to lớn đến công việc bạn đang quản lý để tác động tới họ, khiến họ thay đổi hành vi không tốt của mình.

Thoả thuận

Nếu đã biết rõ có người muốn "chơi xấu" mình, bạn có thể triệu tập một cuộc họp để bàn bạc về phương hướng sắp tới cho công việc. Trong buổi họp đó, hãy giải quyết mọi vướng mắc, thông qua cả giải pháp khi bị người kia chơi xấu. Đó cũng là một cách tế nhị nhưng như thế là bạn đã đánh động tới đối phương, khiến họ giật mình.

Kết thúc buổi họp, bạn có thể yêu cầu lập biên bản và để mọi người cùng ký tên. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn đẩy lùi những âm mưu của đồng nghiệp xấu tính, bởi nếu họ còn dám hành động, biên bản đó chính là lá bùa hộ mệnh cho bạn.

Chốn công sở có nhiều điều mà bạn không thể biết trước được. Tuy nhiên, không phải bạn nhìn ai cũng nghi ngờ và cảnh giác quá, nhưng dù sao bạn cũng nên tỉnh táo. Đối diện với khó khăn, với sự phức tạp trong cuộc sống sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống và vững vàng hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

Một số kiểu kiểu đồng nghiệp bạn nên đề phòng:

Coi thường người khác: Những kiểu người này thường tìm cách hạ thấp bạn trước mặt mọi người và khiến mọi người đánh giá sai về tính cách cũng như năng lực làm việc của bạn.

Cướp công của người khác: Họ luôn có những thủ đoạn để nẫng tay trên những ý tưởng và thành quả công việc của bạn.

Hay đổ lỗi cho người khác: Những người này không bao giờ tự nhận cái sai về mình. Nếu công việc không đạt kết quả tốt hay khách hàng than phiền họ sẽ đổ lỗi cho bạn dù đúng hay sai.

Nói xấu sau lưng người khác: Chuyên buôn dưa lê và nói những chuyện không đúng sự thật về người khác khiến cho uy tín của họ bị giảm sút.

Lười nhác: Kiểu người lười biếng, luôn trốn tránh trách nhiệm và dồn công việc của mình cho người khác.

Không muốn người khác hơn mình: Kiểu người này sẽ nguy hiểm hơn nếu họ là sếp của bạn, bởi vì họ luôn lo sợ những người giỏi hơn sẽ lấy mất những gì họ đang có. Vì thế họ sẽ không giúp đỡ bạn trong công việc hay thậm chí sa thải bạn.

 
 
Theo VnMedia

 

 

Nhà tuyển dụng hàng đầu

  • CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD
  • Công ty GreenFeed
  • Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường
  • Công ty TNHH Agrivina
  • Công ty Cổ Phần đầu tư Thảo Điền
  • QSR VIET NAM
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
  • Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoa Thiên Phú
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM
  • CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HẠ TẦNG RCR VIỆT NAM
  • Willo Vietnam Co., Ltd
  • CÔNG TY TNHH OFIC  VIỆT NAM
  • Tập đoàn PPF
  • Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam
  • Tập đoàn Nam Long
  • Công ty Pizza Hut Việt Nam
  • Công ty Interflour Việt Nam
  • Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha