Tin tức

Bí quyết

Tân cử nhân " quay cuồng " với áp lực kiếm sống
Cập nhật: 16:08:49 | 12-06-2011

 Những áp lực, lo lắng về công việc, về tình yêu... đang bủa vây đời sống giới trẻ hiện đại. Không ít người trở thành “nạn nhân” khi gánh nặng đè nén vượt quá giới hạn chịu đựng nhưng cũng không phải ai cũng buông xuôi mà gục ngã.

Quay cuồng chuyện thi cử, học vấn

N.T.H - sinh viên trường ĐH KHXH&NV Hà Nội tỏ rõ sự thất vọng và buồn chán khi cầm tấm bằng khá với điểm tổng kết 7,9. H tự trách mình đã không cố gắng hơn nữa để có thể tự tin nhận bằng giỏi. Mỗi khi thất bại, trí óc H. lại hiện rõ những tồi tệ đã diễn ra trong quá khứ.

H. nói: “Hồi thi đại học, tôi luôn sống trong trạng thái căng thẳng vì áp lực bài vở và nhiều lần đã nghĩ đến cái chết như là sự giải thoát. Áp lực từ phía những lời chỉ trích của hàng xóm, anh em, bạn bè thậm chí cả bố mẹ là những người thân nhất trong nhà. Những dự định, mơ ước đầu đời tan vỡ, sự sụp đổ, thất vọng của bố mẹ về tôi, cảm giác kém cỏi so với bạn bè khiến tôi luôn mặc cảm tự ti”.

Tân cử nhân \\

Tân cử nhân rạng rỡ ngày ra trường

Cũng bằng tuổi với H., cô bạn Dung “còi”, sinh viên Học viện Hành chính luôn căng lên vì những lần kiểm tra chính ở trên lớp rồi ở Trung tâm Văn hoá Pháp nơi cô đang theo học. Học chính ở trường rồi lại đăng kí học mấy khoá học nâng cao kĩ năng mềm khiến Dung luôn trong tình trạng như robot làm việc tự động. Lần nào đi học về cô cũng mang theo tâm trạng mệt mỏi, bực dọc với mọi người.

H. và Dung cùng chịu những áp lực, gánh nặng giống nhau. Và họ đã tìm được cách cân bằng để có thêm động lực giúp việc học tập mang lại hiệu quả tốt.

Quanh quẩn điệp khúc ra trường kiếm việc

Thời gian còn là sinh viên, Ngọc cũng đi làm thêm ở nhiều công ty du lịch. Có khi cô điều hành tour nhưng cũng có lúc làm bên lữ hành. Công việc khiến cô sinh viên yêu đời và cảm thấy mình thực sự sinh ra để làm du lịch.

Nhưng khi mới ra trường, một phần vì nghỉ công ty trước để tìm công ty khác tốt hơn, phần muốn gia đình đỡ lo lắng nên cô quyết tâm tìm việc và “khoe” với gia đình là đã được nhận việc với mức lương ao ước của bao sinh viên còn bỡ ngỡ. Nhưng vì công ty kia có vấn đề nhân sự, cô gái trẻ chưa được tuyển dụng.

Ngọc rất hoang mang và buồn chán. Phần vì đã nói trước với gia đình, phần vì lo sợ thất nghiệp. Suốt bao ngày, Ngọc cứ sáng đi tối về như người đi làm nhưng thực ra cô đi làm phép cho hết ngày. Công việc chưa có buộc Ngọc phải gặp bạn bè hoặc lang thang công viên một mình. Ngọc đã khóc vì thất vọng và ảo tưởng vào bản thân rất nhiều.

Áp lực chưa tìm kiếm được việc làm khiến nhiều lúc tâm trí cô như mất hồn, bất an và cô không biết cũng như không dám chia sẻ với ai. Rồi cô cũng mạnh dạn tâm sự những bế tắc của mình với cậu bạn thân và được cậu bạn giải tỏa tâm lí. Ngọc dần bình tĩnh trở lại và cô quyết sẽ nói với gia đình tình hình hiện nay của mình. Không có gì quá nguy hiểm khi cô đã đi làm nhiều nơi và là sinh viên mới ra trường.

Ngọc Huyền - cử nhân báo chí mới ra trường nộp hồ sơ xin việc với các ngành nghề liên quan: Báo chí- Truyền hình, PR - Maketing. Cô được nhận vào làm ở phòng Maketing cho một Công ty truyền thông với mức lương khởi điểm 1,5 triệu kèm một số trợ cấp.

Ngay mới ngày đầu làm việc, do thiếu kinh nghiệm cô bị “choáng” trước một khối lượng công việc lớn. Đầu cô lúc nào cũng căng, mông lung không biết xử lý thế nào. Làm được mấy ngày, Huyền được giao nhiệm vụ một mình đi gặp khách hàng kí kết hợp đồng…

Bối rối trước những câu hỏi của khách Huyền chỉ biết đỏ mặt nói: “Vấn đề này em chưa rõ. Em xin phép hỏi ý kiến công ty và trả lời anh sau”. Cuộc gặp kết thúc với câu hỏi của khách hàng: “Em mới đi làm hả?”

Những ngày đầu làm việc thật nặng nề với những sinh viên mới ra trường. Họ phải học việc, phải quay theo một khối lượng lớn những công việc mà lần đầu tiên tiếp xúc. Huyền lúc nào cũng ở trạng thái căng như dây đàn.

Sau giờ làm việc, cô “lết” về nhà với tâm trạng mệt mỏi. Cuối cùng cô quyết định nghỉ việc sau một tháng thử việc. Cô tìm chân trời thử sức mới phù hợp hơn với năng lực của mình.

Tân cử nhân \\

Quay cuồng với áp lực kiếm sống và sự “vỡ mộng” với cuộc đời

Không biết cuộc sống của mình sẽ về đâu

Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp, Nam có công việc ổn thỏa tại một công ty xe hơi tại Hà Nội. Nhưng những áp lực đến từ xã hội, chuyện công ty, rồi gánh nặng gia đình…buộc Nam phải suy nghĩ rất nhiều về tương lai. Có những hôm, Nam lên mạng để giao lưu với mọi người nhưng cũng nói được vài ba câu rồi cảm thấy mọi thứ quá nhạt nhẽo.

Nam đặt trên dòng status – dòng trạng thái trên nick yahoo những thứ đại loại như: “Sống để làm gì?”, “Cảm giác chán nản”, “Biết ai là người tri kỉ với mình”. Mặc dù như vậy, nhưng tối nào Nam cũng đi cà phê với bạn bè xung quanh.

Âm nhạc cũng như tiếng ồn ào, nói chuyện của đám đông không khiến tâm trạng của Nam vui lên. Ngoài mặt, chàng có vẻ cười nhưng bên trong thì ủ rũ.

Chính bản thân Nam cũng muốn thay đổi bản thân và hoàn cảnh hiện thời. Nam tìm đến hàng loạt những cuốn sách tâm lí giáo dục, đến những người bạn có suy nghĩ tích cực, đến những chuyên gia tư vấn và được giải đáp thắc mắc.

Gặp Nam bây giờ, không còn thấy nét ủ ê trên khuôn mặt, trái lại chàng rất yêu đời và phấn khởi với công việc. Nam luôn đặt những câu nói vui tươi và hài hước trên nick chat và quan tâm hơn đến những người thân cũng như bạn bè xung quanh.

“Cuộc sống là do bản thân mình tạo ra. Thay vì sống một cuộc sống vô nghĩa, mỗi bạn trẻ tự cân bằng để đời sống có ý nghĩa hơn” – Nam tâm sự.

Vượt qua những áp lực tâm lý từ học tập, công việc... không phải là điều dễ dàng. Giới trẻ lại có quá nhiều tham vọng: Họ muốn chứng minh bản thân và muốn được mọi người công nhận thành quả của mình.

Đôi khi có những lối đi tưởng chừng như bế tắc thì lại được khai thông nhờ vào chính sức mạnh bên trong của mỗi người.

Theo VietNamNet

 
 
 
 

 

Nhà tuyển dụng hàng đầu

  • CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD
  • Công ty GreenFeed
  • Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường
  • Công ty TNHH Agrivina
  • Công ty Cổ Phần đầu tư Thảo Điền
  • QSR VIET NAM
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
  • Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoa Thiên Phú
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM
  • CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HẠ TẦNG RCR VIỆT NAM
  • Willo Vietnam Co., Ltd
  • CÔNG TY TNHH OFIC  VIỆT NAM
  • Tập đoàn PPF
  • Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam
  • Tập đoàn Nam Long
  • Công ty Pizza Hut Việt Nam
  • Công ty Interflour Việt Nam
  • Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha