Tin tức

Phỏng vấn

Những vấn đề tránh bàn tới khi phỏng vấn !
Cập nhật: 09:43:20 | 03-06-2011

 Nếu bạn nói ra các vấn đề dưới đây trong quá trình trả lời phỏng vấn đồng nghĩa với việc gạt mình ra khỏi danh sách chiến thắng:

Hãy nói về tình hình cụ thể của bạn 

Nếu bạn dám nói ra những kỉ niệm xa lắc xa lơ thời ấu thơ, trải nghiệm thòi đi học hoặc những việc không mấy vui vẻ liên quan đến cha mẹ, bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho cơ hội thành công cho mình.

Rất khó để biết được nhà tuyển dụng muốn có được đáp án cụ thể như thế nào từ bạn, nhưng tốt hơn hết là bạn nên cố gắng cho họ biết kinh nghiệm làm việc cụ thể mà bạn có. “Có thể hỏi nhà tuyển dụng xem họ muốn biết bạn cần bắt đầu từ đâu?” giám đốc quản lý kinh doanh Carolyn Thompson cho hay. Cái họ muốn biết là kinh nghiệm bạn có được hay sự hiểu biết của bạn về công việc sắp tới? Biết chắc chắn họ muốn gì bạn sẽ có thời gian và lựa chọn sự biểu đạt thích hợp nhất. 

Những vấn đề tránh bàn tới khi phỏng vấn

Tại sao bạn không muốn tiếp tục công việc hiện tại? 

Một điều rõ ràng là khi bạn tham gia phỏng vấn ở công ty khác thì có nghĩa bạn không muốn tiếp tục công việc hiện tại. Nếu bản thân đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của vị trí công việc mới thì bạn không nên nói rằng mình muốn tìm kiếm sự thay đổi hoặc nói xấu sếp cũ. 

“Có thể nói về mâu thuẫn gần nhất với sếp cũ nhưng không thể hiện thái độ gay gắt, đừng để người khác thấy bạn là người thích trách móc người khác”, người sáng lập công ty săn đầu người ifind J. Patrick Gorman nói. 

Rita Boyle giám đốc công ty tài nguyên nhân lực Cornerstone Search Group kiến nghị, ứng cử viên nên giải thích một cách hợp tình hợp lý tại sao việc thay đổi công việc là bước nhảy quan trọng trong sự nghiệp. Thay vì nói đến nguyên do rời bỏ người sếp hiện tại hãy nói đến động lực bạn tìm đến vị trí mới. 

Ưu nhược điểm của bạn là gì?

Cách trả lời tồi tệ nhất là bạn không có bất cứ sự khiêm tốn nào. Tuyệt đối không nên nói bản thân không có bất cứ nhược điểm hay điều tương tự. Câu trả lời tự mãn sẽ khiến bạn tự bộc lộ khuyết điểm của mình nhưng không biết cách khắc phục chúng. Chấp nhận nhược điểm là một điều rất quan trọng và bạn cần giải thích cách khắc phục cho yếu điểm đó. 

Khi nói về ưu điểm không nên tỏ ra tự mãn và thái quá. Giáo sự Mark Herschberg học viện Levin Institute cho rằng hầu như người tham gia tuyển dụng đều tự cho mình thông minh hoặc làm việc hết mình theo một form bài nhất định, bởi 95% trong số họ đều đưa ra câu trả lời tương tự và mang tính chung chung. Vì vậy bạn hãy nói về sự khác biệt của mình với những người khác! 

Nhìn nhận của đồng nghiệp cũ và hiện tại với bạn ra sao? 

Đây không phải là cơ hội để bạn tán dương ưu điểm bạn có. Tự đánh giá và đánh giá người khác là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. 

Lynne Sarikas chủ nhiệm trung tâm nghề nghiệp học viện Northeastern University\'s College of Business Administration kiến nghị, người ứng cử nên tránh nói về các vấn đề như “họ cho rằng tôi là người duy nhất có thể làm được việc” hoặc “họ cho rằng tôi là cạ hợp gu ngoài giờ làm việc”

Cần cất nhắc đến sự đánh giá của nhiều cấp bậc đồng nghiệp khác nhau đối với bạn. ví như cấp dưới bạn nên nói là họ cho rằng bạn làm người công bằng chính trực, hy vọng truyền đạt được kiến thức và kinh nghiệm đào tạo, giúp đỡ cấp dưới phát triển khả năng. 

Những vấn đề tránh bàn tới khi phỏng vấn


Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? 

Đừng bao giờ ám hiệu cho họ biết trong tương lai không xa bạn có ý định học tập, tự kinh doanh hay ngồi vào vị trí hiện tại của họ. Có thể coi mục tiêu ngắn hạn là nửa năm nhưng nhà tuyển dụng lại nghĩ đó là thời gian từ 1-2 năm, vì vậy việc làm rõ khung thời gian là rất quan trọng. Dù bạn biết rõ mục tiêu ngắn hạn của mình là gì nhưng ngay chính định nghĩa khoảng thời gian ngắn đó cũng không chính xác liệu bạn có thể trả lời rõ ràng hay không? 

Công việc hoặc loại người mà bạn không thiện cảm?

Đây là một câu hỏi mang nhiều hàm nghĩa, bạn cần khéo léo ứng phó, tốt nhất nên tránh biểu lộ sự bất mãn với người có quyền lực mà bạn từng làm việc chung, cũng không nên thể hiện bạn là người có thể giải quyết và ứng phó với mọi chuyện. Thành thật bày tỏ người hoặc sự việc mà bạn không thích tiếp xúc như người hay buôn chuyện hoặc việc đánh nhập số liệu, chỉ cần công việc bạn định làm không liên quan đến chúng là ổn. 

Bạn còn thắc mắc vấn đề gì nữa không? 

Đây là một trong những câu hóc búa khi tham gia phỏng vấn. Bạn không có vấn đề cần hỏi chứng tỏ bạn không quá quan tâm và chú trọng đến công việc này. 

Liệu một câu hỏi bất kì đều là thích hợp? Không nên đưa ra câu hỏi liên quan đến tiền lương, nghiệp vụ cụ thể trong công ty, có thể làm việc tại nhà hay không, chế độ nghỉ dưỡng, điều tra hồ sơ..và những câu hỏi mang tính cưỡng chế. Hãy đưa ra những câu hỏi có tính trợ giúp cho công việc của bạn để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người phù hợp với các yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích mà công việc cần trang bị. Để tránh bị động, tốt nhất nên chuẩn bị một số câu hỏi bạn quan tâm đến việc tuyển dụng của công ty và vị trí công việc bạn theo đuổi.

 

                                                                                                                                                             Theo Dân trí


Nhà tuyển dụng hàng đầu

  • CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD
  • Công ty GreenFeed
  • Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường
  • Công ty TNHH Agrivina
  • Công ty Cổ Phần đầu tư Thảo Điền
  • QSR VIET NAM
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
  • Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoa Thiên Phú
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM
  • CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HẠ TẦNG RCR VIỆT NAM
  • Willo Vietnam Co., Ltd
  • CÔNG TY TNHH OFIC  VIỆT NAM
  • Tập đoàn PPF
  • Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam
  • Tập đoàn Nam Long
  • Công ty Pizza Hut Việt Nam
  • Công ty Interflour Việt Nam
  • Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha